Đánh giá Báo thù (phim 2009)

Nhìn chung, Báo thù nhận được những lời khen ngợi từ các nhà phê bình điện ảnh. Trên hệ thống tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, Báo thù nhận 91% lượng đồng thuận dựa trên 22 bài đánh giá, đạt điểm trung bình là 7,2/10.[30] Trên chuyên trang Metacritic, phim giành số điểm trung bình là 76/100, dựa theo 5 phê bình gia.[31]

"Nội dung của bộ phim là cơ sở để phục vụ đạo diễn huyền thoại người Hồng Kông Đỗ Kỳ Phong, đồng thời còn là cái cớ để tạo ra những cảnh hành động trong từng thước phim một cách kỳ lạ và đẹp mắt. Ông ấy không quan tâm nhiều đến việc làm thế nào chúng tôi vào được họ và làm thế nào chúng tôi thoát ra khỏi ông ta. Vì nhân vật người hùng của ông đang bị mất trí nên ông ta cũng chẳng quan tâm điều này cho lắm."
—Nhà phê bình gia Roger Ebert đánh giá bộ phim Báo thù trên tờ Chicago Sun-Times.[32]

Báo thù lúc đầu nhận được sự tán dương từ các nhà phê bình gia, những người đã có mặt tại buổi trình chiếu của Liên hoan phim Cannes lần thứ 62. Nhà phê bình gia Roger Ebert của tờ Chicago Sun-Times viết rằng bộ phim có những điểm tương đồng nhất định với Không thể tha thứ, bộ phim ra mắt năm 1992 của Clint Eastwood.[33] Trong bài đánh giá ban đầu của mình, Ebert chấm bộ phim Báo thù 3,5/4 sao, mô tả bộ phim là một "tác phẩm giật gân với công thức được thực hiện như một bài tập mang phong cách tao nhã".[32] Cây viết Justin Chang của tờ Variety ví rằng bộ phim là "một tác phẩm giật gân về đề tài báo thù được thực hiện một cách suôn sẻ".[2] David Phelps, một nhà phê bình gia của tờ The Auteurs kết luận bài đánh giá của mình bằng một câu viết: "Nếu không phải là một trong những bộ phim dở nhất của Đỗ Kỳ Phong, thì Báo thù là một trong những bộ phim hay nhất trong sự nghiệp của ông."[34] Cây viết Manohla Dargis của tờ The New York Times ghi nhận rằng bộ phim chính là "điểm nhấn" tại Cannes, sau đó cô viết: "Với khuôn mặt tàn tạ và đôi mắt rắn tái nhợt, ông Hallyday cân cả màn ảnh trong khi ông Đỗ nhấc nó lên."[35] Kirk Honeycutt, cây viết của tờ The Hollywood Reporter đã dành lời khen ngợi về cách quay phim cũng như cách biên tập bộ phim: "Cách bố trí quay phim đầy tâm trạng của Trịnh Triệu Cường mang đến cho Báo thù một cảm giác nhẹ nhàng hơn trong khi phần biên tập có phần mượt mà của David Richardson đã kéo các phân cảnh hành động lại với nhau một cách hài lòng nhất."[36] Cây viết Mike Hale của tờ The New York Times cho rằng: "Báo thù không phải là một chuyến bay hàng đầu của Đỗ Kỳ Phong. Nhưng chất trữ tình trong phim của ông vẫn có sự đột phá nhất định: cảnh đấu súng tại công viên thành phố ngừng lại và chỉ bắt đầu khi mây trôi qua trước mặt trăng."[24]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Báo thù (phim 2009) http://www.asianfilmawards.asia/2010/index.php/nom... http://www.asianmoviepulse.com/2010/02/13/nominati... http://secure.boxofficemojo.com/intl/belgium/?yr=2... http://secure.boxofficemojo.com/intl/belgium/?yr=2... http://secure.boxofficemojo.com/intl/france/?yr=20... http://secure.boxofficemojo.com/intl/france/?yr=20... http://secure.boxofficemojo.com/movies/intl/?id=_f... http://secure.boxofficemojo.com/movies/intl/?page=... http://www.cbo-boxoffice.com/v3/page000.php3?Xnumi... http://www.cnngo.com/ja/node/70489